Xu hướng thiết kế nội thất nổi bật năm 2025
Khi xây nhà chắc chắn bạn đã hình dung được ý tưởng thiết kế nội thất cho căn nhà của riêng mình rồi phải không? Vậy hãy để Aiir Concept giúp bạn có thêm nhiều gợi ý hơn với các xu hướng thiết kế nội thất năm 2025 có gì đặc biệt nhé!
Xu hướng thiết kế nội thất năm 2025 (Nguồn sưu tầm)
Các phong cách thiết kế nội thất mới nhất năm 2025
1/ Phong cách Japandi
Japandi là sự kết hợp hoàn hảo với phong cách Scandinavian đến từ Bắc Âu. Một sự giao thoa độc đáo của 2 trường phái thiết kế nội thất giữa phương Đông và phương Tây. Theo đó phong cách Japandi sẽ chỉ tập trung vào sự gọn gàng, đường nét thanh thoát, đề cao công năng nhưng thẩm mỹ không rối mắt, bỏ đi những chi tiết rườm rà và tối giản trong thiết kế.
Ánh sáng cũng là yếu tố tự nhiên không thể thiếu trong thiết kế nội thất phong cách Japani, nguồn sáng sẽ được tận dụng tối đa giúp không gian dễ chịu, kết hợp với cây xanh trang trí ví dụ như 1 chiếc chậu hoa hoặc lá thanh mảnh, tán thưa sẽ tăng thêm phần thẩm mỹ và rất hợp với phong cách này.
Phong cách Japandi (Nguồn sưu tầm)
Phong cách thiết kế Japandi (Nguồn sưu tầm)
2/ Phong cách Minimalism
Ludwig Mies van der Rohe (1886 – 1969) là một kiến trúc sư đến từ Đức, ông là người tiên phong cho phong cách thiết kế kiến trúc tối giản Minimalism. Nguyên tắc “Less is more” chính là đơn giản nhất có thể.
Thiết kế phòng ăn phong cách Minimalism (Nguồn sưu tầm)
Điểm nhấn của phong cách này chính là càng ít màu càng tốt, các chi tiết nội thất rườm rà được gạt bỏ thay vào đó là đường nét vuông vắn, thẳng tắp cho các đồ vật như sofa, tủ đồ, giường ngủ, hay khung cửa.
Ánh sáng sáng cũng được tận dụng tối ưu tạo nên hiệu ứng bóng đổ lên làm nổi bật các vật dụng hình khối nội thất cho căn nhà.
Phong cách Minimalism (Nguồn sưu tầm)
Minimalism không chỉ là phong cách thiết kế nhà mà còn là phong cách sống của gia chủ.
Nếu bạn yêu thích phong cách này hãy liên hệ đến Aiir Concept để được tư vấn nhé.
3/ Phong cách Art Deco
Ra đời vào những năm 1920–1930 tại Pháp, Art Deco là phong cách thiết kế kết hợp giữa tính hình học mạnh mẽ và vẻ đẹp xa hoa. Ngày nay Art Deco trở lại là biểu tượng cho 1 thiết kế có gu.
Phòng khách thiết kế theo phong cách Art Decor (Nguồn sưu tầm)
Điểm nổi bật của Art Deco là các hình học như zic-zac, hình thang, vòng tròng đồng tâm,... tạo nên bố cục mạnh mẽ. Sử dụng vật liệu cao cấp như mạ vàng, kính màu, đá cẩm thạch, hoặc đồ da để thể hiện sự sang trọng và xa hoa.Gam màu đậm, có độ tương phản cao như màu sắc như đen, vàng đồng, đỏ ruby, xanh cobalt… thường được sử dụng để tạo nên ấn tượng thị giác mạnh mẽ.
Phòng khách thiết kế theo phong cách Art Decor (Nguồn sưu tầm)
Hiện nay, Art Deco không chỉ bó hẹp không gian biệt thự, hay ở các khách hạn cao cấp, mà còn ứng dụng linh hoạt ở các căn hộ hay nhà hàng thể hiện rõ phong cách và gu thẩm mỹ riêng biệt của gia chủ.
4/ Phong cách Rustic
Trong thế giới thiết kế đầy rực rỡ và hiện đại, Rustic lại tạo nên một dấu ấn nguyên bản với sự ấm áp, mộc mạc và tĩnh lặng.
Phong cách Rustic bắt nguồn từ những căn nhà gỗ ở nông thôn châu Âu, với tinh thần gần gũi thiên nhiên và đề cao sự giản dị. Cho đến ngày nay, Rustic vẫn là lựa chọn hàng đầu cho những ai yêu thích một không gian sống nguyên bản, ấm cúng và không phô trương.
Phong cách Rustic (Nguồn sưu tầm)
Vật liệu sử dụng chất liệu tự nhiên, thô mộc như gỗ, đá tự nhiên, vải linen hoặc vải bố... tạo nên chất liệu chính trong thiết kế.
Sử dụng tone màu trung tính, ấm áp như Nâu gỗ, trắng kem, be, xám tro kết hợp với đồ nội thất đơn giản, ít cầu kỳ.
Phong cách Rustic (Nguồn sưu tầm)
Rustic đề cao kết nối với thiên nhiên, thường có cửa sổ lớn, view vườn, hoặc sân hiên tràn ngập nắng.
Rustic không chạy theo xu hướng mà tôn vinh sự bền bỉ trong từng món đồ như một chiếc bàn gỗ cũ, một tấm rèm thô tay may, hay đèn trần bằng mây tre đan.
5/ Phong cách Wabi-sabi
Wabi-sabi là phong cách khiến người ta cảm thấy dịu lại, như được trở về với chính mình sau những ngày quá ồn ào. Không hào nhoáng, không phô trương, Wabi-sabi yêu những điều mộc mạc và chân thật, cái bàn gỗ có vài vết xước, bức tường xám loang màu, hay chiếc ly gốm không tròn trịa nhưng vừa tay cầm.
Phong cách Wabi-Sabi(Nguồn sưu tầm)
Không gian Wabi-sabi thường giản dị, nhẹ nhàng, dùng gam màu đất, nâu, xám, trắng ngà,...Mọi vật dụng đều có lý do để ở đó, đôi khi là vì chúng gợi nhắc một kỷ niệm, đôi khi chỉ vì chúng khiến ta thấy dễ chịu.
Phong cách Wabi-Sabi(Nguồn sưu tầm)
Wabi-sabi không chỉ là cách trang trí nhà cửa. Nó là một cách sống khiến bạn thật hơn, ấm áp hơn. Nhà theo phong cách Wabi-sabi không cần nhiều, chỉ cần đủ để thở, để sống chậm, và để yêu những điều bình dị mỗi ngày.
Để có được những phút giây thư giãn và bình yên trong chính căn nhà của mình, một căn nhà thể hiện được cá tính riêng. Tại Aiir Concept, chúng tôi không chỉ tạo ra không gian để sống mà là để bạn thật sự thuộc về.
2024, Aiir Concept
@ All Rights Reserved